Tam thập nhi lập, ông bà thường nói, như một đúc kết của người xưa về độ tuổi trưởng thành của một con người, hiểu biết sự đời hơn, biết đối nhân xử thế hơn, và đặc biệt là "biết suy nghĩ".
Ở góc
độ Tâm lý học, ngoài 30 là độ tuổi của Sự nhận thức về bản thân một cách tương
đối đầy đủ - Totally Self-Awareness. Nghĩa là hiểu chính mình muốn gì, thuộc về
cái gì, có thể làm tốt nhất chuyện gì, và phù hợp nhất với cái gì. Khi nhận
thức về mình một cách đầy đủ, toàn bộ năng lượng (động lực) của chúng ta sẽ tập
trung làm những việc mà mình cảm thấy sướng nhất. Từ đó thành công sẽ đến. Bất
kỳ ai, dành hết tâm trí, toàn tâm, toàn lực, làm cho ra ngô ra khoai một việc
gì đó, đều đạt được thành tựu nhất định.
Tuy
nhiên, tại sao phải ngoài 30 tuổi mới có được sự nhận thức toàn diện về mình
như vậy? Tại sao không phải là 25 hay 20, thậm chí 15. Ngoài yếu tố sự phát
triển sinh lý vốn có của con người chưa thể thay đổi được, thì chúng ta có thể
làm gì để rút ngắn sự trưởng thành không?
Tôi
thường nói với các bạn sinh viên BK. Nếu ai sau khi ra trường cũng phải trả cái
giá 10 năm để hiểu biết sự đời thì xã hội này sẽ thụt lùi. Tại sao ngay từ lúc
này, từ lúc ngồi trên ghế nhà trường này, các bạn không cho mình cơ hội để trải
nghiệm cuộc sống, ĐỂ TỪ ĐÓ SỚM PHÁT HIỆN MÌNH THUỘC VỀ CÁI GÌ!.
Đừng
tự nhát mình và rồi nhốt mình vào một cái hộp để rồi 20 năm sau mới phát hiện
ra "trời ơi tại sao bây giờ mình mới biết mình thuộc về cái gì?" Hãy
tự cởi trói cho mình để bước ra khỏi những vùng an toàn và trải nghiệm đủ thứ
loại công việc trên đời, giao tiếp với đủ loại người, là tự trải nghiệm ra
quyết định nhiều thứ. Có thể có những sự sụp đổ, có thể có những sự ngã quỵ.
Nhưng thà ngã quỵ trước 30, vẫn còn có nhiều cơ hội hơn ngã quỵ lúc 50.
Học
hỏi chính là cách khôn ngoan nhất để không phải trả cái giá nào mà vẫn thành
công (ai thất bại là "mẹ" của mình thành công, chả sao cả). Học hỏi
chính là chìa khóa quan trọng cho sự rút ngắn thời gian. Người ta mất thời gian
10 năm để hiểu ra cái gì đó, nhưng chúng ta học chỉ mất 1 giờ là xong.
30
tuổi hay 20 tuổi có được sự nhận thức toàn diện về bản thân, quyết định bởi
THÁI ĐỘ HỌC HỎI của bạn, chứ không phải là yếu tố thời gian. Không có thái độ
học hỏi thì 60 tuổi cũng chỉ như một đứa trẻ về mặt nhận thức. Tuổi sinh học và
tuổi trí tuệ không có sự tương quan.
Truyền
thống Á Đông bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo, tạo ra những mặc định văn hóa về tôn
ti trật tự. Trong đó vô tình gán luôn cho người lớn tuổi hơn giàu kinh nghiệm
hơn. Đó là sai lầm! Lớn tuổi nhưng không có va chạm gì, lớn tuổi nhưng thái độ
học hỏi không có, lớn tuổi nhưng tri thức không tích lũy thì chỉ dùng cái lớn
tuổi để đe nạt lấn át là chính. Chứ không làm tròn nhiệm vụ tạo sự kế thừa của
mình.
Thế
hệ đi trước phải có bổn phận phải tạo ra thế hệ đi sau giỏi hơn mình. Chứ không
phải là cản trở để nó đừng qua được mình. Đó là sự ích kỷ. Nếu thế hệ đi sau
không đứng được trên vai người đi trước thì xã hội này làm sao mà phát triển.
Đừng vì sự ích kỷ của mình mà cản trở sự phát triển của xã hội. Cho nên đừng
bao giờ bắt thế hệ đi sau phải trả cái giá giống như mình lúc trước để có được
như mình. Đừng ganh tỵ khi tụi nó "chẳng làm gì bỗng dưng có tất cả"
những thứ từ mình. Kế thừa không phải là hưởng, kế thừa là để phát triển nhanh
hơn. Nhiệm vụ của thế hệ sau là phát triển trên nền tảng của thế hệ đi trước.
Nhiệm
vụ gầy dựng nền tảng, hay nhiệm vụ phát triển từ nền tảng đó đều quan trọng.
Cái gì cũng có những thách thức riêng của nó. Tất cả đều có bổn phận của nó.
Chúc thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét