Kinh doanh là lĩnh vực vay mượn ý tưởng, mô hình của nhiều lĩnh vực khác. Khái niệm “hệ sinh thái” vay mượn từ lĩnh vực sinh học; “tư duy hệ thống” mượn từ kỹ thuật và y khoa; “chiến lược”, “logistics” mượn từ lĩnh vực quân sự; “văn hóa” từ lĩnh vực xã hội học; “nguồn lực” từ vật lý; “entropy” từ hóa học...Điều đó rất bình thường, bởi làm kinh doanh đòi hỏi tích hợp liên ngành đa lĩnh vực. Người làm kinh doanh cần trang bị kiến thức rộng, đa dạng, khả năng quan sát và liên kết ứng dụng đa ngành. Với người làm kinh doanh không có chuyện hay dỡ xấu tốt, chỉ có dùng được hay không dùng được, không có chuyện tại bị, khách quan chủ quan, chỉ có chuyện tồn tại phát triển hay lụi tàn.
Quality Excellence, Operational Excellence, Organizational Excellence. --- www.wiomc.org
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2022
NGƯỜI LÀM KINH DOANH CẦN HỌC GÌ Ở MỘT ĐẠO DIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỐC TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG - CXO
Bài viết này chia sẻ những gì mà một người làm kinh doanh cần học ở lĩnh vực nghệ thuật trình diễn: kịch, film, gameshow…
Một vỡ kịch, một bộ film hay đầu tiên là ở vai trò của người viết kịch bản – BIÊN KỊCH. Là người dựng lên một câu chuyện, một câu chuyện ngoài những suy nghĩ thông thường của con người nhưng lại rất gần gũi với con người. Nghe rất mâu thuẫn! Ngoài những suy nghĩ thông thường sao lại rất gần gủi! Gần gủi là vì khán giả ai cũng thấy mình trong câu chuyện đó, nhưng ngoài suy nghĩ thông thường là cho người xem thấy được họ còn có nhiều cách nghĩ khác, ngoài những suy nghĩ thông thường.
Một bộ film cuốn hút là bộ film mà ở đó người xem thấy họ ở trong đó và làm cho họ suy nghĩ cùng nó, nhúng tâm trí vào bối cảnh bộ film cùng trăn trở với nó. Ví dụ, trăn trở lớn nhất của đời người là căn nhà, thế hệ 8x trở về trước luôn xem căn nhà là trọng yếu của đời người, có thể nói lo xong một căn nhà là hơn nữa đời người với nhiều người. Tuy nhiên, thế hệ 9X về sau lại có cách nghĩ khác, tại sao phải dành cuộc đời cho căn nhà vô vị như vậy, tại sao không dành thời gian và tiền bạc cho đi chu du khắp nơi để biết cái thế giới này to lớn thế nào, nhà thì ở thuê cũng được có gì đâu, cũng sống vui vẻ thoải mái là được. Một bộ film truyền hình kể về những câu chuyện va chạm xung đột giữa các thế hệ trong một gia đình về một ngôi nhà…và để lại cho người xem nhiều suy nghĩ.
Nếu như Biên kịch là người phát thảo nên cốt chuyện chính và những điểm nhấn quan trọng cho câu chuyện thì BIÊN TẬP là người kể chi tiết câu chuyện đó một cách lôi cuốn hấp dẫn, đặc biệt là sự sáng tạo các tình tiết vui nhộn thú vị, ngạc nhiên, hay những tình tiết làm cho con người lắng đọng, nhỏ lệ và ray rứt. Một câu chuyện được kể thu hút khi nó dẫn dắt người xem đi qua nhiều cung bậc cảm xúc và để lại ký ức, cảm xúc càng cực đoan càng để lại ký ức mạnh mẽ. Nhưng sử dụng thủ pháp này là con dao hai lưỡi, như đi trên dây, cũng có thể cực kỳ hấp dẫn, nhưng cũng có thể dễ bị phản kháng tẩy chay. Cảm xúc tạo ra ký ức, ký ức kích thích sự truyền miệng, từ đó tạo nên sự lan truyền trên các phương tiện mạng xã hội ngày nay.
Nếu như Biên kịch, Biên tập có tạo nên được cốt chuyện và tình tiết thú vị, nhưng không có ĐẠO DIỄN, người lựa chọn diễn viên, phân công vai diễn, dựng khung hình, phối hợp âm thanh ánh sáng, chọn cảnh quay…thì khán giả sẽ không nhìn, không nghe, không hiểu gì! Đạo diễn là người tổng hợp, tổng hòa, cung cấp nguồn lực quyết định sự thành công của một bộ film. Đạo diễn còn là người phản biện, góp ý, hiệu chỉnh kịch bản để bộ film đi vào lòng người hơn. Có thể nói Đạo diễn là người quyết định cuối cùng để một bộ film được ra đời có hình hài cho khán giả thưởng như thế nào – là tổng người tổng thiết kế để hiện thực hóa mọi thứ từ ý tưởng ra đời thật.
Biên kịch, biên tập, và đạo diễn là bộ ba làm nên những thước film huyền thoại hay không ai nhớ đến. Trong doanh nghiệp hiện nay nó tương ứng với vai trò rất quan trọng của một nhân vật được gọi tên là GIÁM ĐỐC TRẢI NGHIỆM – Chief Experience Officer (CXO).
CXO là người sáng tạo nội dung-câu chuyện, sáng tạo tình tiết-bối cảnh, sáng tạo nguồn lực và sáng tạo cách chuyển tải để cuối cùng khách hàng có được một ký ức trải nghiệm khó quên đến mức ước ao, đến mức thần tượng, đến mức không kềm được nỗi nhớ nhung.
Thách thức lớn nhất của CXO so với một đạo diễn đó là đạo diễn được lựa chọn diễn viên, được lựa chọn bối cảnh, lựa chọn ê kíp để tạo ra những khung cảnh hoàn hảo nhất trong mắt mình. Nhưng CXO thì không, bởi KHÁCH HÀNG CHÍNH LÀ DIỄN VIÊN! CXO không có quyền lựa chọn khách hàng, CXO chỉ có thể dùng các kỹ thuật thiết kế để uốn nắn và sàng lọc khách hàng. Đặc biệt CXO phải kích hoạt được để cho khách hàng diễn theo kịch bản của mình. Bởi khách hàng không diễn, họ sẽ không có ký ức.
Nghe rất mơ hồ. Thử thay đổi suy nghĩ một chút về một dịch vụ sanh ở bệnh viện. Vâng khách hàng nghĩ đến cảnh chờ đợi, đau đớn, rủi ro, phòng ốc mất vệ sinh, toilet dùng chung phát ớn, thức ăn được làm cẩu thả, và những ngày nằm trong bệnh viện như những trải nghiệm địa ngục trong cuộc đời. Nếu là một CXO, bạn nên nhìn ra đây là một cơ hội (chứ đừng hùa nhau chửi bới nhé, ở đâu có những thứ chưa hoàn hảo ở đó mới chuyện cho chúng ta làm, ở đâu cũng tuyệt vời hết rồi ai cần chúng ta nữa). Cơ hội lớn cho bạn viết lại một thước film để đời cho khách hàng của mình, mà chính khách hàng sẽ làm diễn viên trong một câu chuyện mà bạn dàn dựng. Cuộc đời của một gia đình bây giờ đẻ không nhiều nữa, hãy để lại cho gia đình họ những ý ức ước mơ.
Tương tự, bạn có thể viết lại và đạo diễn lại rất nhiều câu chuyện xung quanh cuộc sống chúng ta. Những bà nội trợ đi siêu thị, những cụ già dành những năm tháng cuối đời trong các viện dưỡng lão, những đứa trẻ đi nhà trẻ, những bạn trẻ có thói quen ăn hàng, … kể lại những câu chuyện thường ngày bằng một cách khác để tạo ra những trải nghiệm khác cho cái chuyện cả trăm năm nay nó thế - Đó gọi là ĐỔI MỚI TRẢI NGHIỆM – Experience Innovation. Phần thưởng cho đổi mới trải nghiệm những câu chuyện hàng ngày hiện nay rất lớn. Grab, Lazada, Shoppe Food,…đang thay đổi trải nghiệm sống chúng ta hàng ngày.
Kinh doanh là kể chuyện, kể những câu chuyện vui vẻ và dựng nó thành film cho khách hàng đóng. Sản phẩm và dịch vụ của chúng ta là PHƯƠNG TIỆN (ĐẠO CỤ) cho khách hàng đóng film. Học đóng film họ thấy rất sướng, họ sẽ dùng đạo cụ của chúng ta. Và không thể rời được bộ film của chúng ta đang dựng (hệ sinh thái) được, bởi rời xa nó họ không đóng được những bộ film mà học vui vẻ.
Kinh doanh và sự sáng tạo là một, không sáng tạo đồng nghĩa khách hàng chán film chúng ta đi chổ khác đóng film khác. Sáng tạo có công thức không, câu trả lời là không. Sáng tạo chỉ có khi chúng ta đặt mình vào vị trí diễn viên của khách hàng. Đồng cảm và Thấu cảm là hai đặc tính quan trọng nhất để dự đoán sự thành công của một CXO. Hãy nâng cao trí thông minh cảm xúc (EQ) nếu bạn muốn trở thành một CXO.
Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022
MINDFUL COMMUNICATION - GIAO TIẾP CHÁNH NIỆM.
Giao tiếp tốt không phải là nói nhiều, nói luyên thuyên, nói sùi bọt mép, nói để lấn át người khác.
Giao tiếp đầu tiên là phải lắng nghe, lắng nghe một cách sâu lắng, lắng nghe tận tâm tư, lắng nghe từ cõi lòng. Đặt mình vào vị trí của người khác mà lắng nghe.
Muốn nghe được thì phải hỏi, đặt câu hỏi, đặt giả thuyết, đặt truy vấn, nhưng KHÔNG PHÁN XÉT. Hỏi đúng câu hỏi bằng nói 1000 câu không biết nói để làm gì. Tại sao? vì muốn hỏi đúng câu hỏi, phải hiểu bối cảnh, hoàn cảnh, viễn cảnh, mới hỏi được. Hỏi một câu hỏi như đi guốc trong bụng người khác. Hỏi một câu hỏi như là mở một cánh cửa cho người khác giải quyết vấn đề.
Hỏi và lắng nghe mới thật sự là tạo dựng mối quan hệ tốt, mới thật sự là người mà ai cũng muốn tới gần để giải bày ưu tư, tỉ tê tâm sự, mới thật sự ảnh hưởng được người khác. Chứ không phải nói để uy hiếp, để phủ đầu, để chụp mũ người khác làm cho người khác khiếp sợ mình là hay, nó chỉ tích tụ hận thù thôi.
Trong tổ chức, Giám đốc nhân sự là người rất cần GIAO TIẾP CHÁNH NIỆM. Là trung tâm của lòng người. Không phải để nghe kể lể, mà để thiết kế chính sách thuận lòng người.
Bác sĩ, điều dưỡng là những chuyên gia y học, thực hiện những chức trách chuyên nghiệp dựa trên năng lực chuyên môn đã được huấn luyện đào tạo. Bác sĩ không phải mẹ hiền, cũng không phải thánh thần, cũng không phải thầy cúng. Bác sĩ là một chức trách chuyên nghiệp.
Sự chuyên nghiệp của một bác sĩ trước hết thể hiện qua quá trình GIAO TIẾP với bệnh nhân. Không ai biết anh/chị học hành thế nào, bằng cấp ra sao, kinh nghiệm gì, họ chỉ nghe qua lời nói của người khác (danh tiếng/tai tiếng truyền miệng). Nhưng giao tiếp trực tiếp là cơ hội để họ xác nhận cái gì được gọi là danh tiếng hay tai tiếng.
Quá trình giao tiếp với bệnh nhân trước hết là một cơ hội cho một bác sĩ thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Thay đổi hình ảnh của mình với người khác (nếu có tai tiếng), và nâng cao hình ảnh chuyên gia để tạo dựng danh tiếng. Quá trình giao tiếp là quá trình chuyển giao 80% giá trị y khoa cho bệnh nhân. Quá trình giao tiếp cũng là quá trình tạo sự ảnh hưởng của chuyên gia lên bệnh nhân. Mối quan hệ của bác sĩ và bệnh nhân cần một sự tôn trọng kính nể về chuyên môn như một chuyên gia thì quá trình điều trị mới hiệu quả. Ấy vậy mà các bác sĩ nhà ta rất hay né tránh giao tiếp, rất hay lấy lý do bận bịu mà qua loa với bệnh nhân, thậm chí ruồng rẫy. Đó là sai lầm kinh điển của giới y khoa nước nhà.
Cần ít thời gian thì càng phải chuyên nghiệp, chuyên nghiệp trong cách đặt câu hỏi, chuyên nghiệp trong cách lắng nghe, chuyên nghiệp trong cách giải thích, hướng dẫn, trình bày và tư vấn. Chuyên nghiệp trong cách ghi nhận và chuyển giao thông tin một cách tin cậy và an toàn. Tất cả sự chuyên nghiệp đó điều được bộ não của bệnh nhân ghi nhận, ghi nhớ và ghi danh.
GIỮ CHÂN ĐIỀU DƯỠNG.
Làm việc trong bệnh viện, đối tượng làm việc cùng nhiều nhất là ĐIỀU DƯỠNG, bắt ghế ngồi rình nhiều nhất là rình điều dưỡng.
Bởi, với y tế VN, Điều dưỡng trưởng khoa được xem làm đại nội tổng quản của khoa, lo trong lo ngoài, lo việc hành chánh, lo việc vận hành, lo làm báo cáo, lo theo dõi cơ sở vật chất trang thiết bị vật tư y tế, lo hoạt động phong trào, lo tất tần tật những gì mà trưởng khoa không làm. Và quản lý chất lượng, hay quản trị vận hành...thường được xem là ... không phải việc của bác sĩ.
Với một nền văn hóa "người gánh nước kẻ bồng em" thì ai làm được thì việc nó sẽ tới dài dài lương bổng tính sau. Nên từ từ lực lượng điều dưỡng trở thành lực lượng quản trị chủ lực của một khoa, thậm chí có nơi trưởng khoa còn giao cho điều dưỡng "viết kế hoạch chiến lược", nên mấy chỉ hay níu tui xin bài mẫu về nộp bài, nói thiệt là tui rầu vụ này lắm!
Mấy chuyện này, chắc chắn không nằm trong chương trình đào tạo của một điều dưỡng, nên ai cũng làm đối phó cho xong đâu có chuyện gì lạ. Tất cả những việc này là hệ lụy của việc bệnh viện công không có một khối làm vận hành chuyên nghiệp, thường những người này không cần tốt nghiệp y khoa vẫn làm được, và ít lãng phí nhân lực y tế hơn. Trong biên chế của bệnh việc công, mỗi khoa chỉ có bác sĩ và điều dưỡng, nên họ phải tự học tất cả việc vận hành để mà làm, và mỗi ngày công việc càng phức tạp hơn, áp lực hơn, nằm ngoài chuyên môn y khoa và sâu ở chuyên môn khác hơn, nên điều dưỡng ngày càng rất đuối!
Lương thấp, việc nhiều, việc khó, việc không có chuyên môn để làm, áp lực bị khiển trách cao vì phải ôm đồm trăm thứ chuyện. (Trong quản trị người ta chỉ có khái niệm Multi-Skills và hạn chế Multi-Task; điều dưỡng nhà ta thì ngược lại nhiều Multi-Task, rất ít Multi-skills). Cho nên không nghỉ việc mới là lạ.
Nói ra chuyện này để hình dung đươc gốc rễ vấn đề và tìm giải pháp.
Giải pháp đầu tiên là Điều dưỡng chỉ nên được làm đúng chuyên môn của mình là chăm sóc người bệnh và học tập nâng cao năng lực. Tất cả những việc còn lại nên để một nhóm người nào đó lo cho nó chuyên nghiệp hơn, mà lại ít tốn chi phí hơn. Để đào tạo 1 điều dưỡng mất rất nhiều thời gian và chi phí, nhưng lại sử dụng không đúng chuyên môn là lãnh phí. Do đó dùng người không cần trình độ y khoa để làm những việc thuộc về hậu cần sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Khi Điều dưỡng dành được thời gian chăm sóc người bệnh tốt hơn tức là bệnh viện tạo được nhiều giá trị hơn thì cho phép chúng ta nâng cao được chi phí chăm sóc điều trị (người bệnh sẵn sàng chi trả cao hơn). Ngoài ra, rất nhiều dịch vụ chăm sóc y tế cộng thêm nếu triển khai tốt có thể là nguồn thu ổn định mà không vi phạm y đức hay pháp luật cho bệnh viện (chăm sóc cận tử, chăm sóc người cao tuổi...) Thu nhập của bệnh viện tăng và điều dưỡng cũng tăng.
Điều dưỡng là một nghề vinh quang không kém nghề bác sĩ, nhưng vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn trong bối cảnh VN. Có nhiều lý do, ai cũng biết, nhưng nếu ai cũng ngồi viện lý do mà không ai làm gì thì nó cũng chẳng có gì! rồi tối ngày cũng lôi ra nói tới nói lui nhiêu đó nói hoài phát chán.
Hành động rất đơn giản, trả tất cả công việc gì không cần kiến thức y khoa cũng làm được về cho một bộ phận vận hành chuyên nghiệp làm (quản lý cơ sở vật chất: vòi sen hư, nhà dột...; theo dõi bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị, báo máy hư, không ăn điện...; soạn hồ sơ quản lý hồ sơ). Những việc đó tuyển dụng dễ dàng, mức lương cạnh tranh. Nên tuyển dụng Thư ký y khoa, hay kế toán huấn luyện để làm đại nội tổng quản cho một khoa là phù hợp nhất.
Dành càng nhiều càng tốt thời gian của điều dưỡng cho người bệnh, vì đó là thời gian mà trong suy nghĩ của bệnh nhân bệnh viện tạo ra giá trị cho họ. Kế đến là những việc nghiên cứu, huấn luyện chuyên môn, và những việc về quản trị như quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, rất gần gủi với công việc của điều dưỡng; quản lý vật tư y tế, điều dưỡng là người hiểu nhất về vật tư y tế nên sẽ là người quản lý tốt nhất nó.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
LÃNH ĐẠO VỚI MỘT SỨ MỆNH
Để dẫn dắt và tạo niềm tin với những con người đồng hành trên một con đường dài, nếu chúng ta không có một sứ mệnh có ý nghĩa, chúng ta sẽ đ...
Most Viewed
-
1. Đúng / Sai; Tốt / Xấu; Hay/dở; Giỏi/Yếu. Những cặp từ mang tính chất phán xét là đại kỵ của một người làm quản lý. Những câu đại loại n...
-
Trung tâm xuất sắc là gì, nó vận hành như thế nào, đầu vào của nó là gì, sản phẩm đầu ra là gì, làm sao nó có tiền để phát triển, nó định vị...
-
Những năm gần đây, vị trí COO được nhiều bệnh viện tìm kiếm. Viết ra đây vài dòng chia sẻ với các bạn về một vị trí cao cấp rất thách thức t...
-
Tam thập nhi lập, ông bà thường nói, như một đúc kết của người xưa về độ tuổi trưởng thành của một con người, hiểu biết sự đời hơn, biết đối...
-
Lean khởi đầu từ Toyoda như là một cách suy nghĩ để làm một việc gì đó “the way of thinking for doing something”, được phát triển bởi Kiichi...
-
Trên con đường bất tận truy tìm cái gì nhỏ nhất và cái gì lớn nhất, nhà vật lý đã phát hiện ra “hư không hóa ra không phải là hư không”, tr...
-
9/10 lãnh đạo mới lên chức, việc đầu tiên suy nghĩ trong đầu và muốn làm một cách quyết liệt là “XẾP GHẾ”. Cờ đến tay rồi, phất thôi! Độc tà...
-
>>> Làm việc dưới sự dẫn dắt của đồng tiền. Mỗi người chúng ta, ai cũng có được những cơ hội kiếm tiền. Có người cơ hội đến ch...
-
Dù là bệnh viện công hay tư, đều chịu áp lực phải vận hành một bệnh viện một cách hiệu quả. Quản trị vận hành tâ...
-
Storytelling with Data and The Data-Driven Mindset Dữ liệu có kể chuyện được sao? Thật tình là những câu chuyện với dữ liệu nghe rất là...