Trước hết, với tư cách là người quan sát, phải nói ngay rằng, đọc bản chiến lược được công bố ra ngoài xã hội của một doanh nghiệp chỉ mang tính tham khảo. Bởi nó nặng về truyền thông quan hệ công chúng (PR). Với mục đích giáo dục tư tưởng và lấy lòng xã hội là chính. Chứ chưa thể đọc được những ý định và những bước đi thật sự của một tổ chức.
Với những thông tin có được, có thể khái quát một vài hoài
bão và những ý tưởng, cũng như định hướng chính của LT như sau:
>>> Bài toán nông nghiệp và nông dân VN, là một bài
toán mà 40 năm nay chưa ai giải nỗi. Bất kỳ ai nặng lòng với nông dân đều muốn
giải nó (ai trong chúng ta mà không có gốc từ nông dân!), nhưng lực bất tòng
tâm, nói nhiều làm chẳng được bao nhiêu. LT quyết định dấn thân vào con đường đầy
tính sứ mệnh này là một sự can đảm và là một hoài bão lớn. Nếu làm được, giúp
cho người nông dân có cuộc sống ấm no hơn trên ruộng đồng của mình, thì LT sẽ
là một cứu cánh thật sự cho hàng triệu nông dân VN.
Giống như Alibaba của Jack Ma, đã giúp hàng triệu doanh nghiệp
hương trấn (tổ hợp sản xuất nhỏ, sản xuất hàng đặc sản địa phương), thuận lợi mang
hàng ra bán trên toàn cầu, gián tiếp giúp cho khoảng 1/4 dân số TQ thoát nghèo,
khấm khá. Rất nhiều nơi ở TQ, người ta dựng tượng Ma thay vì dựng tượng Mao.
Với hệ sinh thái thương mai điện tử mà Alibaba đã xây dựng,
từ sàn giao dịch, hệ thống logistic, đến dịch vụ tài chính, thậm chí là tiền ảo.
Chi phí và thời gian để 1 món hàng làm ra từ nông thôn TQ ra Thế giới là thấp
nhất, nhanh nhất, đồng quay vòng tốt nhất, và sự phản hồi thông tin nhanh chóng
thị hiếu nhu cầu của khách hàng toàn thế giới (thông qua các báo cáo insight của
Alibaba cung cấp cho đối tác). Đế chế Alibaba nhanh chóng có giá trị vượt qua
con số 1000 tỷ USD, và là 1 trong những đế chế kinh doanh hùng mạnh nhất toàn cầu.
Có 1,3 triệu doanh nghiệp hương trấn TQ, nếu không có Alibaba, trong vòng 3
tháng, họ sẽ phá sản, không ai thay thế được.
Jack Ma là 1 giáo viên tiếng Anh, nhiều lần vác đơn đi xin
việc ở cửa hàng Mc Donald nhưng không được tuyển!. Thất nghiệp, không biết làm
gì, thấy người ta làm thương mại điện tử, sẳn có chút tiếng Anh, cũng làm thử
xem sao, vừa làm vừa học. Là người, lúc đầu, không biết 1 cái gì về lập trình,
công nghệ thông tin, càng không biết thương mại điện tự là gì, nhưng lại là người
thành công nhất thế giới về TMĐT! Câu chuyện của Jack Ma truyền cảm hứng cho
hàng tỷ người trên toàn cầu, ngày đêm ủ mưu làm ra cái gì đó để thay đổi thế giới
này.
>>> Phàm ở đời, hoài bão to lớn, nếu làm được, thì được
xã hội xem như thiên tài xuất chúng. Nhưng nếu không làm được, sẽ bị cho là tâm
thần hoang tưởng. Mỗi một ngày trên toàn thế giới có hàng triệu người có những
ý tưởng kinh bang tế thế, nhưng số người có thể làm được đều gì đó chỉ đếm trên
đầu ngón tay, số còn lại làm mải không ra, cuối cùng kiếm chổ nào đó ngồi uống
thuốc.
Lịch sử nông nghiệp VN không phải không có những ý tưởng
kinh bang tế thế. Ngày xưa Bến Tre có ông Đạo dừa. Gần đây Tây Nguyên có ông Đạo
Cà phê. Ông nào cũng nghĩ mình đã tìm ra được quy luật của trời đất, sánh ngang
hàng với những đấng cứu thế, là chân truyền của đấng thế tôn. Dạo này không thấy
ông Đạo Cà phê đâu nữa, chắc kiếm chổ nào ngồi uống thuốc. Không biết sắp tới
miền Tây có ông Đạo Lúa, Đạo Vú sữa nào nữa không?
Nói ra những điều này không có ý cà khịa. Mà chỉ muốn cảnh tỉnh
một ranh giới viễn cảnh/thực tại rất nhập nhằng luẩn quẩn trong tư duy của nhiều
người làm kinh doanh. Làm kinh doanh nếu không có hoài bão mang tính sứ mệnh,
chỉ chăm chăm lo kiếm tiền, thì không bền vững. Nhưng nếu mơ màng với những điều
lý tưởng, mà không sống trong thực tại với những gì mình đang có thì càng nguy
hiểm hơn. Bởi, sự mù mờ “dò đá qua sông” bước bước nào tính bước đó, hậu quả
không chỉ 1 vài người gánh. Một tổ chức, có hàng ngàn người làm việc, phía sau
lưng là hàng ngàn gia đình, một vài quyết định sai lầm dựa trên những ảo tưởng,
có thể đẩy hàng ngàn gia đình vào cảnh khốn khó, cơ cực.
Bối cảnh một công ty trưởng thành chuyển mình theo những định
hướng mới. Nó rất khác với bối cảnh một công ty khởi nghiệp từ một vài người. Với
Jack Ma ngày đầu khởi nghiệp, chả có gì để mất, cùng lắm là game over làm lại từ
đầu (và ông ta đã game over 12 lần). Nhưng với bối cảnh một doanh nghiệp lớn có
nền tảng do nhiều người vất vả gầy dựng, có hàng chục ngàn người bị tác động,
game over làm lại từ đầu, đồng nghĩa là tội nhân thiên cổ. Có thể với một hội đồng
quản trị “nhiều tiền không biết để làm gì” thì cùng lắm thì bán lại, cũng chẳng
mất gì nhiều, không chơi chổ này đi chổ khác chơi, chổ nào thơm thì chơi, thúi
thì chạy. Nhưng với đa số người lao động, tháng này lãnh lương, tháng sau không
biết có tiền đóng tiền nhà hay không, thì mất rất nhiều. Cuộc sống bấp bênh,
tương lai mù mờ, nhưng ngày nào cũng nghe những vần thơ hứa hẹn viễn cảnh tươi
sáng, thì đúng là kiếp khổ.
>>> Trong kinh doanh, không có ý tưởng nào là đúng
hay là sai, không có ý tưởng nào là hay hoặc là dở. Điều quan trọng là một tổ
chức có nhận ra, để hiện thực hóa một mô hình kinh doanh nào đó thì những năng
lực gì cần phải có, và làm sao để có những năng lực này, trong một khoảng thơi
gian nào đó nhất định. Bởi không ai đủ trường vốn để đi từ thí điểm này đến thí
điểm khác. LT đã mất 10 năm để thí điểm vài mô hình, cũng bỏ ra vài ngàn tỷ để
thể nghiệm tính khả thi của một vài ý tưởng gì đó. Liệu cổ đông còn đủ lòng tin
để HĐQT tiếp tục gom thêm tiền để làm thí điểm?
Để đánh giá một mô hình kinh doanh, những câu hỏi cơ bản
sau, phải được trở lời một cách tường tận?
-
Lộc Trời bán cái gì: bán dịch vụ, bán giải pháp
, bán tri thức nông nghiệp. Nói một cách thời thượng, LT hướng tới nền kinh tế
tri thức chứ không phải nền kinh tế nông nghiệp như ngày xưa.
-
Năng lực cạnh tranh của Lộc Trời là gì: LT có
tri thức về nông nghiệp VN tốt nhất. Có khả năng sản xuất ra tri thức (bằng
phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích) tốt nhất, mà không tổ chức nào ở VN làm
được điều đó.
-
Năng lực quản trị dựa trên nền tảng số sẽ giúp
LT tối ưu được toàn bộ chuỗi giá trị dẫn đến chuỗi cung ứng của LT là chuỗi có
chi phí thấp nhất, ổn định nhất.
Quyền lực tri thức là quyền lực bền vững nhất. Từ năng lực
tri thức nông nghiệp, LT tạo quyền lực mềm (trói buộc, tạo rào cản chuyển đổi),
với tất cả mọi đối tượng liên quan trong hệ sinh thái Lộc Trời:
-
Người nông dân cần LT vì LT có nhiều tri thức
giúp họ canh tác hiệu quả nhất, nói nôm na, kết nối vào hệ sinh thái LT làm
nông nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận hơn kết nối với đối tác khác hoặc tự làm.
Bởi, LT xây dựng nhiều mô hình tối ưu canh tác, trên từng địa điểm, từng loại
cây trồng và cả điều tiết được đầu ra nên đi vào thị trường nào để có giá cao
nhất. Đây là một mô hình tối ưu khổng lồ có hàng trăm biến số tác động và được
tối ưu hóa một cách động theo dữ liệu thực.
-
Các đối tác khác như các tập đoàn đa quốc gia sản
xuất nông dược, phân bón, giống, hệ thống đại lý, kết nối vài hệ sinh thái LT sẽ
bán được hàng một cách hiệu quả nhất. Bởi LT có nhiều thông tin nhất về nông
nghiệp VN, một sự tư vấn của LT đáng giá triệu USD cho đối tác.
-
Tất cả lương thực thực phẩm được sản xuất ra
trong hệ sinh thái của LT, có đóng dấu bảo chứng của LT đảm bảo là hàng hóa an
toàn, chất lượng và bán được giá cao hơn nếu không có dấu của LT. Bởi LT đã
thay mặt nông dân, thay mặt nhà sản xuất điều khiển các biến đầu vào của quá trình
canh tác, thu hoạch, chế biến, từ đó đảm bảo mọi thứ không phù hợp đã được chặn
từ đầu vào, từ đó đầu ra luôn ổn định.
Mô hình kinh doanh mà LT hướng tới có tên gọi là mô hình
kinh doanh nền tảng (business platform) với mục đích xây dựng một hệ sinh thái
dịch vụ (service ecology) mà ở đó các thành viên tham gia sẽ có lợi ích, không
tham gia không còn lợi ích. Càng nhiều thành viên tham gia thì nền tảng tích
lũy càng nhiều data, để từ đó dùng các cổ máy phân tích dữ liệu lớn (big data),
cho phép khám phá ra nhiều tri thức mới hơn, ngày càng thông minh hơn. Càng có
nhiều tri thức, càng thông minh, càng tạo ra quyền lực mềm ràng buộc các thành
viên không thể đi đâu khác tìm lợi ích như ở với LT.
Kinh doanh nền tảng có mô hình lợi nhuận rất khó hình dung,
nói nôm na là kiếm tiền từ cái gì khó mà nhận biết được. Giống như FB hay GG kiếm
tiền vậy. Ta thấy tất cả đều miễn phí, nhưng không hiểu sao họ nhiều tiền quá.
Cái họ bán là bán tri thức và thông tin, nên ta khó mà nhìn thấy được.
Thước đo đánh giá thành công mà mô hình kinh doanh của LT đang
kiến tạo:
1.
LT có giúp nông dân tham gia vào hệ sinh thái,
có lợi nhuận trên 20% so với bên ngoài, và ổn định trong một thời gian dài.
2.
Lương thực thực phẩm có đóng dấu LT có bán được
giá cao hơn 25% so với mức bình quân của thị trường. Nghĩa là người tiêu dùng sẳn
sàng chi trả cao hơn cho hàng hóa có chất lượng an toàn tốt hơn.
Cho nên, thay vì đặt mục tiêu 1 triệu tấn gạo xuất khẩu, LT
nên đặt mục tiêu là 2 thước đo vừa nêu trên. Bởi có làm được những điều này thì
hệ sinh thái mới càng ngày càng mở rộng. Càng nhiều nông dân tham gia vào hệ
sinh thái thì tài nguyên data càng dồi dào, từ đó mới khai thác để trở thành
tri thức, trở thành quyền lực mềm. Trong kinh doanh, đặt mục tiêu doanh thu
ngày nay không có nhiều ý nghĩa. Nếu doanh nghiệp đạt 1 tỷ USD mà lợi nhuận để
có thể đem chia được có 30 triệu USD thì làm làm chi cho lâm nợ.
>>> “Bộ não” của Lộc Trời;
Nếu đi theo mô hình kinh doanh nền tảng như trên vừa phân
tích. Lộc Trời phải hình thành một bộ phận chiến lược quan trọng mà các tập
đoàn công nghệ hay gọi đó là bộ não. Bộ phận này tập hợp những anh tài về Khoa
học dữ liệu, Khoa học nông nghiệp, Khoa học hành vi,…để thiết kế nên các mô
hình thu thập dữ liệu, và các mô hình học máy (machine learning),…để khai thác
và khám phá bộ dữ liệu khổng lồ đó. Bộ phận Bộ não này sẽ là nơi tạo quyền lực
mềm cho Lộc Trời.
Tuy nhiên, một vài lưu ý quan trọng. Kinh doanh trên nền tảng
số, Big Data, hiện chưa có một hành lang pháp lý chặt chẽ. Nghĩa là tài nguyên
data sẽ được quyền sử dụng như thế nào. Bởi nó còn liên quan đến vấn đề an ninh
quốc gia. Lấy ví dụ, nếu sau này LT bị thâu tóm bởi một công ty Trung Quốc như
kiểu của Syngenta, thì toàn bộ data của LT, toàn bộ bộ não của LT sẽ là sở hữu
của TQ. Hậu quả của nó không phải là chuyện đùa. Trong khi với các nguồn đầu tư
tài chính hiện nay, phía sau lưng ai là ông chủ thực sự của nó là không dễ để
biết được. Nghĩa là ai đang thực sự là ông chủ chính của LT vẫn là một ẩn số.
Cho nên, rào cản thật sự cho mô hình kinh doanh nền tảng của
LT không phải là không có nhân tài, không phải là không biết cách làm, không phải
là không có trang thiết bị cơ sở vật chất, mà là vấn đề pháp lý, vấn đề an ninh
chính trị. Nhiều khả năng, để làm được điều mà LT mong muốn thì LT một lần nữa
phải ngược dòng lịch sử trở lại là một công ty sở hữu nhà nước. Biết đâu! Mọi thứ
đều có thể xảy ra.
>>> Vài lời chia sẻ tận đáy lòng.
Làm gì cũng được, đừng làm giảm thu nhập cho nhân viên là được.
Vì để giảm thu nhập, nói gì cũng chả ai tin.
Làm gì cũng được, đừng đem người lao động ra sa thải (hoặc bày
trò để cho nghỉ) là được, bởi vì sự ai oán ngút trời thì có tu 10 kiếp cũng
không hết tội.
Trước khi nghĩ đến chuyện gì đó kinh bang tế thế. Thì hãy
nghĩ cho những con người đã và đang làm việc cho tổ chức của mình, ngày mai họ có
cơm ăn hay không, họ sẽ sống ra sao trước. Giống như có những doanh nhân bỏ
trăm tỷ xây chùa, nhưng trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động, trốn thuế, bốc
lột từng đồng từng cắt người khác… thì đó là đạo đức giả, lừa thần bán Phật.
Có nhiều con đường để đi, nhưng có lẽ LT lại chọn con đường
khó nhất, chọn con đường lệ thuộc nhất. Bởi muốn nhân rộng cho nhanh mô hình,
LT phải cần rất nhiều vốn trong một thời gian ngắn, từ đó dẫn đến lệ thuộc đồng
vốn ngoại. Các tổ chức tài chính vào VN cũng chẳng phải thiện nam tính nữ gì, đừng
quá ngây thơ khi nghĩ rằng ai đó sẽ mang tiền đến để đầu tư dài hạn xây dựng nền
nông nghiệp VN tươi đẹp. Muốn tốt cho người nông dân, muốn làm cái gì đó thật sự
cho nền nông nghiệp VN, chỉ có một cách duy nhất là đi trên chính đôi chân của
mình. Làm từ nhỏ thành lớn, đừng nôn nóng“bước nhảy vọt vĩ đại” để rồi người
lao động và cổ đông lãnh đủ.
Điểm nghẻn thực sự của nền nông nghiệp VN là ở ngành chế biến
thực phẩm. Nếu như LTdành 10 năm vừa qua cho việc bồi tụ năng lực sản xuất này,
nếu như nguồn vốn tích lũy từ thời AGPPS được sử dụng hiệu quả thì ngày nay LT
có thể trở mình trở thành một công ty sản xuất thực phẩm hùng mạnh khép kín từ
trang trại đến bàn ăn. Không phải lao chao như bây giờ. Xuất khẩu 1 triệu tấn gạo,
đem về lợi nhuận ít hơn xuất khẩu 1000 tấn dịch chiết từ hạt tiêu. Để xuất khuẩu
1000 tấn dịch tiêu cần 300 lao động, để xuất khẩu 1 triệu tấn gạo cần chắc phải
3000 người. Bài toán gia tăng chế biến sâu để từ đó gia tăng giá trị nông sản
Việt mới là bài toán cần cho nền nông nghiệp VN, cần cho nông dân là vậy.
Cuối cùng, HĐQT hay TGĐ cũng chỉ là người làm thuê, làm được
thì thăng hoa thần thánh. Làm không được thì thôi đi chổ khác. Chỉ có người lao
động và cổ đông nhỏ mới thật sự là những người hốt những gì cuối cùng còn lại.
Chúc may mắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét