Chưa tìm thấy một khảo sát nào để cho ra các con số hình dung được về tình trạng KIỆT SỨC – Burnout của nhân viên y tế tại Việt Nam. Nhưng mỗi người chúng ta đều cảm nhận nó không hề nhỏ.
Cũng
như chưa tìm thấy một khảo sát đánh giá nào về tình trạng CHÁN NẢN, KHÔNG MUỐN
LÀM CÁI CHI HẾT– Brownout của nhân viên y tế hiện nay. Nhưng qua những gì quan
sát, chúng ta cũng nhận định được, nó nghiêm trọng không kém tình trạng
Burnout.
📷
Burnout
và Brownout sẽ hủy diệt một bệnh viện như HIV hủy diệt một con người. Và đương
nhiên, bệnh nhân sẽ lãnh đủ.
Quản
lý một bệnh viện, cũng như một bác sĩ, chúng ta phải nhận diện được triệu
chứng, chẩn đoán được nguyên nhân và xây dựng phác đồ để cải thiện tình hình.
Nhưng
trước hết, nhà quản lý phải có cái tâm để đi giải quyết nó và bản thân mình
cũng vượt qua trạng thái Burnout và Brownout. Nếu không thì khó lòng mà giải
quyết được nó.
>>>>
Tại sao nhân viên y tế kiệt sức - Burnout
Quá
tải! đương nhiên rồi, đó là suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu. Tuy nhiên,
nếu chúng ta đi sâu hơn để tìm nguyên nhân trọng yếu thông qua các câu hỏi:
- Tại
sao nhân viên y tế quá tải?
- Quá
tải cái gì? Quá tải việc gì? Quá tải thuộc về sức lực hay trí lực?
- Bao
nhiêu phần trăm sự quá tải đến từ công việc thuộc về phận sự của một nhân viên
y tế, bao nhiêu phần trăm không thuộc về chức trách của họ.
- Sự
quá tải đến từ năng lực xử lý nội tại của nhân viên y tế tạo nên, hay đến từ hệ
thống gây ra cho họ.
-
Trong sự quá tải này, bao nhiêu phần trăm tạo ra sự tác động tích cực lên nhân
viên y tế (giúp họ giỏi hơn, bản lĩnh hơn). Và bao nhiêu phần trăm dẫn đến, nguyên
nhân gây ra hiện tượng Brownout.
Quá
trình phân tích sâu tận gốc rễ này sẽ giúp ta tìm được nguyên nhân, và tìm ra
được giải pháp. Giống như quá trình chẩn đoán cần chứng cứ khoa học, thì quản
trị cũng vậy, cũng cần chứng cứ. Cho nên các khảo sát nội bộ là rất cần thiết.
Sứ
mệnh của y khoa là giải quyết bệnh tật của con người, chứ không phải là phát
hiện ra rồi để đó. Sứ mệnh của quản trị cũng vậy, khó khăn gì cũng phải tìm
giải pháp. Nhà quản lý cần có niềm tin, mọi việc đều có thể tìm ra giải pháp.
Tình
trạng Burnout của nhân viên y tế liên quan nhiều đến hiệu quả vận hành của một
bệnh viện (operations performance). Cho nên, với các bệnh viện mà tình trạng
Burnout của nhân viên có dấu hiệu gia tăng, là tính hiệu cho thấy tình trạng
vận hành tồi tệ đang diễn ra.
Đó là
lý do vì sao các bệnh viện bây giờ có một phòng chức năng gọi là OPERATIONS
EXCELLENCE - OE với trọng trách làm cho hoạt động vận hành hiệu quả hơn, trơn
tru hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, từ đó giảm tình trạng kiệt sức cho nhân viên
y tế.
Bệnh
viện càng phát triển thì tình trạng Burnout càng tăng, dẫn đến Performance của
bệnh viện giảm, và hậu quả là làm bệnh viện phát triển chậm lại hoặc rơi vào
tình trạng không thể kiểm soát nổi, rất nguy hiểm. Do đó bộ phận OE rất là cần
thiết.
>>>
Vì sao nhân viên y tế chán nản công việc – Brownout
Hầu
hết nhân viên y tế là người có ý chí, nghị lực và hoài bảo. Nhận định mang tính
khẳng định này không phải là để lấy lòng, mà thực tế để trải qua 6 năm y khoa
và 10 năm chuyên khoa, nếu không đủ ý chí, nghị lực và hoài bảo thì không thể
vượt qua được.
Thế
thì, câu hỏi tại sao họ rơi vào tình cảnh chán nản trong công việc, không muốn
làm gì hết. Tại sao sau một thời gian làm việc họ lại trở nên bảo thủ, ù lì,
không muốn tiếp nhận cái mới, lười biếng học tập, ngại dấn thân, ngại khó, và
là một cao thủ né việc, lánh nặng tìm nhẹ…:
-
Công việc không có tính thách thức? nhàm chán?
-
Công việc quá khả năng, năng lực không đáp ứng?
-
Công việc không ý nghĩa, vô bổ, không có cơ hội phát triển năng lực?
-
Không được ghi nhận kịp thời?
-
Không được vinh danh?
-
Thường xuyên bị cướp công sức?
- Môi
trường làm việc thiếu công bằng?
- Các
chính sách về quản lý con người mang nặng tính cào bằng không thúc đẩy sự phấn
đấu?
- Văn
hóa bệnh việc thiếu chia sẻ, cộng tác?
- Văn
hóa đổ tội?
-
Không thấy được sự phát triển của bệnh viện, không có niềm tin?
Hội
chứng Brownout liên quan nhiều đến yếu tố môi trường, chính sách, văn hóa và
bầu không khí làm việc. Câu hỏi đặt ra là ai trong bệnh viện sẽ là người đi
giải quyết việc này. Ai sẽ phụ trách việc đánh giá và cải thiện môi trường làm
việc, xây dựng văn hóa và cải thiện chính sách…?
>>>
Vai trò của chức năng Organization Development – OD trong bệnh viện
80%
giá trị của y khoa được “deliver” (chuyển giao) thông qua nhân viên y tế. Cho
dù công nghệ phát triển thế nào đi nữa, thì tương tác tạo ra giá trị giữa nhân
viên y tế và bệnh nhân vẫn đóng vai trò quan trọng.
Vậy
nếu nhân viên y tế trong trạng thái Burnout và Brownout thì nó sẽ hủy diệt hầu
hết các giá trị (value destruction) mà bệnh viện muốn mang đến với bệnh nhân
(nhầm lẫn, sai sót, chậm trễ, xử lý sai, xử lý kém, cáu
,
chửi bới, xung đột...)
Chúng
ta thường nói “lấy bệnh nhân làm trung tâm”, nhưng thực sự để làm được điều đó,
giải pháp của nó lại nằm ở chổ “làm cho nhân viên y tế làm việc hiệuquả” trước.
Tất nhiên, nói ra điều này trong ngữ cảnh đại chúng sẽ bị xã hội hiểu nhầm, gây
phản cảm và sẽ bị ném đá là không xem bệnh nhân ra gì.
Y tế
là nhân văn, nhưng trước khi có sự nhân văn với bệnh nhân, ta phải nhân văn với
nhân viên y tế trước. Đó là tiền đề quan trọng.
Nhưng
chúng ta đã làm gì để nhân văn hơn với nhân viên y tế?
Sự ra
đời của bộ phận OD trong bệnh viện là một yêu cầu cấp thiết. Mục tiêu của bộ
phận này cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên y tế thông qua việc giảm
tình trạng Burnout và Brownout của họ. Bộ phận OD sẽ tiến hành các khảo sát,
đánh giá, phân tích để từ đó xây dựng các chính sách, hoạt động, sự kiện để
kiến tạo mội môi trường làm việc, môi trường văn hóa, thúc đẩy một bầu không
khí phù hợp.
Đồng
thời bộ phận OD cũng tham mưu cho lãnh đạo trong việc truyền lửa, truyền niềm
tin, sự đam mê, giật dậy ý chí, hoài bão thông qua các hoạt động truyền thông
nội bộ (trước đây ta hay giao cho bộ phận truyền thông PR làm).
>>>
Lời kết.
Chúng
ta nói nhiều về con người và vai trò quan trọng của con người. Nhưng trong bệnh
viện của chúng ta, đã có một nghiên cứu nội bộ nào để đánh giá tình trạng
Burnout và Brownout chưa? Và chúng ta có dành thời gian để tìm giải pháp cải
thiện điều đó chưa? Bộ phận chức năng nào, lãnh đạo nào nhận trách nhiệm đi cải
thiện nó?
Chúng
ta nói con người là quan trọng. Nhưng trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm mà
ta cần phải triển khai, bao nhiêu trong đó có liên quan đến việc cải thiện
Burnout và Brownout?
Với
bối cảnh bệnh viện tư, chắc chắn đây là một yếu tố cạnh tranh quan trọng trong
thu hút nhân lực. Vì bệnh viện tư họ hiểu rõ, không có con người tận tâm tận
lực, làm việc hiệu quả thì họ sẽ phá sản.
Nhưng
với bệnh viện công, không có khái niệm phá sản, vậy điều gì sẽ tạo áp lực cho
việc cải thiện Burnout và Brownout? Trong khi nhân viên y tế dường như không có
tiếng nói trong việc chọn ai là người lãnh đạo họ. Burnout và Brownout có là
một tiêu chí trách nhiệm, nhiệm vụ mà cơ quan cấp trên giao cho lãnh đạo một
bệnh viện không? Hay vạn sự tùy duyên, hên xui, phụ thuộc may rủi vào việc
người lãnh đạo có tâm hay không?
Nếu đưa ra nhận định, trong tương lai môi trường làm việc ở bệnh viện tư sẽ nhân văn hơn bệnh việc công, sẽ làm nhiều người khó chịu và phản ứng. Nhưng chúng ta hãy chờ và xem.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét