Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

GIÁO ĐIỀU VÀ VƯỢT KHỎI GIÁO ĐIỀU

Trong các cuộc họp, các hội nghị, ta thường thấy có những người nói những câu không bao giờ sai, hiển nhiên. Họ nói thao thao bất tuyệt, nói không ngưng, nói cả buổi, nhưng túm lại không biết họ nói gì và quan trọng là nói ra không biết để làm gì và hoàn toàn không có giá trị gì.

Cá nhân tôi rất oải phải ngồi đồng trong các buổi họp như vậy, rất mất thời gian, vô bổ.

Một câu nói về một vấn đề gì đó được gọi là có giá trị khi nó hàm chứa thông tin và giải pháp hoặc định hướng cho giải pháp. Nó phải cho thấy người nói trăn trở, xoay nhiều góc nhìn của vấn đề, tìm tòi giải pháp, và bật ra những ý tưởng khác biệt, đột phá. Để cuốn hút người khác không phải là ở nói những từ hoa mỹ thời thượng từ hot mà là giúp người khác tìm được phương cách để giải quyết vấn đề.

Cuộc sống này là GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, từ gia đình ra tới xã hội, trong công việc từ nhân viên cho đến quản lý cấp cao, tất cả đều phải tìm cách giải quyết vấn đề. Mỗi ngày chúng ta đối diện từ vài đến vài chục vấn đề cần phải giải quyết.

Biểu hiện của người không giáo điều là HỎI NHIỀU HƠN NÓI, đặt câu hỏi nhanh thông minh (muốn đặt được câu hỏi bạn phải trăn trở nhiều), xoay nhiều góc cạnh để hỏi là cách chúng ta học nhanh nhất cho vấn đề, và là “hấp tinh đại pháp” công lực của người khác nhanh nhất. Và cũng là phương cách để tìm được giải pháp cho vấn đề.

Người giáo điều ngược lại rất thích nói, vì họ nghĩ nói là cách để người khác sợ và nể mình. Giáo điều là một biểu hiện của yếu kém năng lực, đặc biệt là năng lực tư duy. Nhưng tham quyền, tham danh vọng, tham được người ta sùng bái. Và đương nhiên là tham lợi lộc, tham tiền,

Người giáo điều họ rất sợ tranh luận, tranh biện, họ thường là đuối về mặt tư duy vì không theo kịp, không xoay trở kịp, không phản ứng kịp với lập luận của người khác. Và do đó chụp cái mũ cho nó nhanh, thường là cái mũ mà quyền lực đã trao cho họ, cho nên đó là cách cắt nhanh sự tranh biện của người khác.

Giáo điều sẽ dẫn đến độc đoán, không muốn ai suy nghĩ khác mình, không muốn ai cãi lại mình, mình muốn làm gì là người khác phải tuân lệnh. Từ từ người giáo điều càng làm cho năng lực tư duy của mình hạn hẹp hơn, vì không ai giúp mình thoát khỏi cái hộp mình đã đóng. Và sẽ tạo nên một nhóm quân thần tung hô vạn tuế để trục lợi từ cái hộp của mình (thậm chí họ càng làm cho mình u mê hơn để trục lợi). Nếu bạn nói ra điều gì cũng có một nhóm quần thần gật gù tán thưởng, vỗ tay bóp bóp. Càng kéo dài, thì con đường độc đoán của bạn sẽ tới và không ai cứu được bạn nữa.

Muốn thoát khỏi giáo điều, cần tập thay đổi thói quen cho suy nghĩ của mình:

-          Bớt suy nghĩ, bớt nói những điều HIỂN NHIÊN, những điều luôn luôn đúng.
-          Đặt mình vào bối cảnh để suy nghĩ, đặt mình vào người khác để suy nghĩ
-          Tập suy nghĩ khác biệt, nghĩ khác cách người ta nghĩ.
-          Hiểu được góc nhìn của người khác, và thử đặt những góc nhìn khác cho vấn đề.
-          Thảo luận chuyên nghiệp: “tôi hiểu góc nhìn của anh, nhưng tôi xin bổ sung một góc nhìn khác…”, kiềm chế cảm xúc, hạn chế gây hấn với nhau.
-          Tôn trọng sự khác biệt, và tôn trọng sự tranh biện.
-          Và đặc biệt quan trọng là không thỏa hiệp với cái ác, cái tiêu cực, cái làm hại người khác.

Một vài ví dụ cho sự giáo điều thường gặp:

“người càng lớn tuổi sức khỏe càng yếu” – câu nói này chả bao giờ sai, nhưng không có giá trị, chả giúp ai được cái gì.

“hè, trẻ con phải được chơi”, “trẻ con tiếp cận với smartphone, tablet nhiều không tốt” – câu nói là chẳng bao giờ sai, nhưng làm thế nào trong bối cảnh nhà phố, nhà hộp, cha mẹ phải đi làm suốt và môi trường an ninh khiếp sợ ở Sài Gòn hiện nay thì không ai gợi ý cách giải quyết. Nếu bạn tập thói quen suy nghĩ khác biệt ở đây thì bạn sẽ thấy có rất nhiều cơ hội kinh doanh.

“muốn phát triển khoa học công nghệ phải có nhiều tiền”. Không cần bạn nói người ta cũng dư sức biết, nhưng bạn chỉ có giá trị khi bạn tìm được cách ít tiền hơn nhưng tạo ra được kết quả khoa học công nghệ tốt hơn người ta.

“muốn phát triển, yếu tố con người là quyết định”. Cái này thì không chỉ là giáo điều mà còn nói một đằng làm một nẻo nữa. Chính vì nói một đằng làm một nẻo quá nhiều, nên càng giáo điều càng mất lòng tin. Nói riết không ai tin cái chi nữa hết. Cho nên chỉ mình mình nói, không ai muốn nghe hết.

Thế giới này rất thừa những người Giáo điều, suốt ngày suy nghĩ những điều hiển nhiên. Nhưng rất ít những người có năng lực để giải quyết được vấn đề theo một cách không có hiển nhiên, theo một cách chưa ai nghĩ ra.

Cho dù bạn là ai, chức vụ gì bạn mang trên người, bạn có nổi tiếng hay không. Nhưng bạn có giá trị hay không mới quyết định đến việc người khác kính trọng bạn. Nếu bạn có giá trị, bạn ở trong hang cũng có người tìm đến bạn. Còn bạn không có giá trị, khi cái áo chức vụ bạn buông xuống thì đừng có mà ngồi đó tủi thân là sao không ai còn nhớ đến mình.Đừng vướng mình vào những giáo điều hay suy nghĩ theo lối mòn mà ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÃNH ĐẠO VỚI MỘT SỨ MỆNH

Để dẫn dắt và tạo niềm tin với những con người đồng hành trên một con đường dài, nếu chúng ta không có một sứ mệnh có ý nghĩa, chúng ta sẽ đ...

Most Viewed