>>> Vận hành bệnh viện với bối cảnh không chắc chắn (uncertainty)
Trái ngược với chuyên môn trong y khoa, đòi hỏi tính chuẩn
hóa cao, ổn định và tiên đoán được. Vận hành một bệnh viện lại đối diện với bài
toán thay đổi thường xuyên, và không tiên đoán được.
Các bệnh viện thường xuyên đối diện với bài toán tái bố trí
mặt bằng, thay đổi công năng, thu hẹp mở rộng, chuyển luồng di chuyển, mở rộng
luồng di chuyển…Và vấn đề đau đầu là những thiết kế cứng của bệnh viện làm cho
việc thay đổi không thể làm được hoặc phải đập phá chỉnh sửa nhiều.
Tất cả đều dẫn đến hệ lụy chi phí tăng cao, an toàn không đảm
bảo, và nghiệm hơn là phải hy sinh các vấn đề về kiểm soát nhiễm khuẩn. Khái niệm
“lấy bệnh nhân làm trung tâm” chỉ treo lơ lửng thành các khẩu hiệu, vì đơn giản
là không có tiền để “muốn làm điều gì đó tốt hơn nhưng lực bất tòng tâm”.
Tính không chắc chắn khi vận hành bệnh viện có nhiều lý do: mô
hình bệnh tật phức tạp, mô hình phân tuyến không kiểm soát được, văn hóa khám
chữa bệnh tức thì, sự ưu tiên không theo tiêu chí y khoa, biến động nhân sự, sự
thay đổi chính sách đột ngột, và cả “sự can thiệp bất thình lình” của một nhóm
lợi ích nào đó…. Dẫn đến những hoạch định chiến lược thay đổi thường xuyên, các
kế hoạch dường như mới xây dựng lên đã thấy không phù hợp, lại đi làm kế hoạch
khác. Cả guồng máy vận hành như cuống cuồng nhưng đầu ra công việc
(performance) lại “không thấy gì” để đánh giá.
>>> Sự dịch
chuyển quan điểm trong quản trị vận hành bệnh viện – hướng đến mô hình quản trị
Amip (Amoeba Management)
Đứng trước sự không chắc chắn, hệ thống quản trị vận hành có
sự dịch chuyển quan điểm quan trọng trong những năm gần đây:
-
Trước đây, cố gắng tiên đoán tiên lượng càng xa
càng tốt sự không chắc chắn để hạn chế tổn thất chi phí càng ít càng tốt. Và phải
chấp nhận đánh đổi khi có rủi ro.
-
Bây giờ, không dành sự tập trung vào tiên đoán
tiên lượng (tốn chi phí thời gian công sức), mà cài cắm các cảm biến (sensor) để
nhanh chóng phát hiện những tín hiệu của sự “cần thiết phải thay đổi”. Nhanh
chóng xác nhận những xu hướng “chậm trể là chết”, và biến hình nhanh, thích
nghi nhanh để “lướt trên đầu ngọn sóng” xu hướng.
Năng lực cốt lõi cho
quản trị vận hành ngày nay:
-
Năng lực “sensoring”: năng lực nhận biết những
tín hiệu cảnh báo sự thay đổi sẽ đến.
-
Năng lực “reshaping”: năng lực biến hình, thích
nghi nhanh với sự thay đổi.
Thế giới sinh học đã
dạy gì cho khoa học quản trị
Khi quan sát con Amip, người ta nhận thấy một khả năng thích
nghi kỳ diệu của loài sinh vật này, nó rất nhạy với những thay đổi rất nhanh của
môi trường. Nó không làm gì để chống lại hay bỏ chạy sự thay đổi đó, mà nó biến
hình để thích nghi một cách nhanh chóng, thậm chí nó sẳn sàng thu hẹp, loại bỏ
những cấu trúc không phù hợp, nhân bản nhanh chóng những cấu trúc phát triển được.
Tại sao quản trị vận hành lại lấy cảm hứng từ con amip để
xây dựng một nền tảng mới đó là AMOEBA MANAGEMENT?
Rất đơn giản, vì chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự
thay đổi quá nhanh, sự không chắc chắn trở thành điều chắc chắn. Sự tồn tại
phát triển không phải đến từ sự mạnh, mà đến từ sự thích nghi nhanh chóng.
Bệnh viện rất cần nghiên cứu sâu hơn về mô hình Amoeba
Management, và trong thời gian tới tôi sẽ chia sẻ sâu hơn về sự thú vị về mô
hình này.
Sinh học đã mang đến cho quản trị học nhiều ý tưởng thú vị,
ví dụ hệ sinh thái kinh doanh (business ecosystem), tuy nhiên chủ đề này liên
quan nhiều đến chiến lược, sẽ được chia sẻ ở một dịp khác.
>>> Những lưu ý khi thiết kế bệnh viện với Quan điểm
“Amip”
-
Đừng bê tông hóa, tường hóa nếu thật sự không cần
thiết.
-
Sử dụng vật liệu lắp ráp nhanh chóng nhưng vẫn đảm
bảo cách âm cách nhiệt an toàn nhiễm khuẩn. Đảm bảo mở rộng, thu hẹp không gian
nào đó không quá 2 ngày. Và không đập phá
-
Khi layout mặt bằng luôn trong suy nghĩ “thay đổi
được không, thay đổi thì sao, thay đổi có quá tốn kém chi phí không”,chỉ cố định
và càng ít càng tốt những vị trí phải cố định.
-
Tránh dùng vật liệu gỗ, inox để làm tủ, ngăn chứa,
kệ kho, …vì khi có sự thay đổi sẽ dẫn đến “bỏ thì tiếc, không bỏ thì vướng”.
Nên dùng hệ thống kệ lắp ghép, thích màu gì sơn màu đó, thậm chí màu vân gỗ.
-
Lấy ý tưởng của trò chơi lego để module hóa các
khối chức năng dễ dàng cho sự lắp ghép kết nối và tách rời. Ví dụ như hệ thống
các bồn rửa, thu gom dụng cụ, chất thải…
-
Không âm tường hệ thống kỹ thuật: điện, cáp, ống
dẫn khí, …tất cả là trạm kéo thả, rút, đổi, nhanh chóng.
-
Thiết kế trong tâm thế như đi thuê nhà, sẳn sàng
rút gom đi chổ khác mà vẫn dùng lại được. Không tặng lại cho chủ nhà cái chi hết.
-
Thiết kế linh hoạt như “một trung tâm thương mại”,
hệ thống hạ tầng trục ở đâu cũng đấu nối được, và bít lại được để thay đổi công
năng nhanh, không gây lãng phí.
>>> Lời kết
Thiết kế bệnh viện nên tập trung vào 2 chủ điểm chính:
1.
Thiết kế để vận hành với chi phí thấp nhất, nhưng
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về kiểm soát nhiễm khuẩn, và an toàn người bệnh.
Hay nói ngược lại, sự gia tăng chi phí do thiết kế, hay sự đánh đổi yếu tố an
toàn, KSNK do thiết kế hiện nay không phải là ít trong các bệnh viện. Một bệnh
viện vận hành ít lãng phí thì mới tồn tại và phát triển được.
2.
Thiết kế hướng đến trải nghiệm người bệnh và
nhân viên y tế: những đối tượng này thụ hưởng, “hưởng thụ” thành quả thiết kế
to lớn nhất.
Hiện tại dường như các thiết kế bệnh viện chủ yếu chú trọng
nhiều vào hình dáng bên ngoài tòa nhà mang tính biểu tượng, hoành tráng quy mô,
đặc sắc, ý nghĩa gì đó, và tốn rất nhiều tiền cho nó. Thay vì phải đặt trọng
tâm vào cái ruột bên trong trước.
Chúc thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét