>>> Trước đây
Trước đây, người ta quan niệm, mỗi con người là một thực thể khác biệt nhau về tính cách, đặc điểm tâm lý…, do đó mỗi người quản lý sẽ có một PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO riêng. Có người mạnh mẽ quyết đoán khó gần, có người nhẹ nhàng gần gũi hòa đồng, có người chi li tiểu tiết, có người phóng khoáng chỉ quan tâm cái lớn không nặng nhẹ vạch lá tìm sâu…
Mỗi phong cách lãnh đạo phù hợp với từng đặc điểm công việc và từng bối cảnh phát triển của tổ chức. Do đó ta cần đặt đúng người, đúng chổ để phát huy hết khả năng của họ và hạn chế nhược điểm của họ. Bởi “giang san dễ đổi bản tính khó dời”, có người phù hợp cái này, không phù hợp cái kia, không ai thập toàn thập mỹ.
>>> Bây giờ
Bối cảnh công việc, sự cạnh tranh ngày hôm nay khắc nghiệp và áp lực ngày càng nhiều hơn. Mọi thứ không phải điều do con người lựa chọn. Mọi thứ phải thay đổi để thích nghi, ngay cả tính cách.
Sự thích nghi trong mọi hoàn cảnh, bối cảnh, tình huống mới giúp nhà quản lý hoàn thành công việc của mình, và giúp tổ chức ứng biến được sự thay đổi trong cạnh tranh.
Thách thức đầu tiên và khó khăn nhất với một nhà quản lý là vượt qua chính mình, vượt qua cái tôi của mình để phù hợp với từng bối cảnh.
Nhà quản lý phải học hỏi cách của một “DIỄN VIÊN”. Nhận biết bối cảnh nào diễn vai gì và phải diễn đúng vai.
Nghe có vẻ giả dối, sống với nhiều khuôn mặt khác nhau, thực dụng. Nhưng nếu động cơ và mục đích không làm hại ai, không làm hại tổ chức thì đó là một sự thích nghi cần thiết để hoàn thành các mục tiêu công việc.
>>> 6 “Vai diễn” chính của một nhà quản lý trong công việc (của Daniel Goleman)
- Vai tạo Tầm nhìn – thuyết phục, tạo niềm tin, định hướng mọi người đến một tương lai nào đó.
- Vai Huấn luyện – giúp người khác làm được những việc khó, phức tạp, vượt qua chính khả năng của họ, phát triển con người cho tương lai.
- Vai Gắn kết - tạo ra các liên kết và sự hài hòa trong một nhóm người.
- Vai Dân chủ - lắng nghe, ghi nhận, khuyến khích nhiều y kiến đa chiều, xây dựng sự đồng thuận thông qua tham gia.
- Vai Thúc đẩy – tạo động lực, thúc đẩy người khác vươn tới những thành tựu khó hơn.
- Vai Chỉ huy - yêu cầu phải tuân thủ ngay lập tức trong những tình huống khẩn cấp.
- Vai Huấn luyện – giúp người khác làm được những việc khó, phức tạp, vượt qua chính khả năng của họ, phát triển con người cho tương lai.
- Vai Gắn kết - tạo ra các liên kết và sự hài hòa trong một nhóm người.
- Vai Dân chủ - lắng nghe, ghi nhận, khuyến khích nhiều y kiến đa chiều, xây dựng sự đồng thuận thông qua tham gia.
- Vai Thúc đẩy – tạo động lực, thúc đẩy người khác vươn tới những thành tựu khó hơn.
- Vai Chỉ huy - yêu cầu phải tuân thủ ngay lập tức trong những tình huống khẩn cấp.
Ứng với mỗi vị trí, mỗi hoàn cảnh, nhà quản lý cần nhận biết mình phải diễn vai gì là tốt nhất. Ví dụ làm Quản lý chất lượng, thường phải diễn vai “Huấn luyện” và “Thúc đẩy” hơn những vai khác thì khả năng thành công cao hơn.
Có những nhà quản lý tạo tầm nhìn rất tốt, nhưng những lúc cần sự quyết đoán chỉ huy như một tướng lĩnh trong quân đội thì lại làm không được. Nhưng cũng có người vào vai chỉ huy tốt, nhưng những lúc cần vai dân chủ thì lại rất độc đoán, mệnh lệnh.
Cuộc sống, không có nhiều cơ hội cho chúng ta thử sai, đôi khi diễn lộn vai, trả giá cả sự nghiệp.
Do đó, mỗi ngày đi làm, đi họp, nhà quản lý cần phải tự hỏi, “hôm nay nên diễn vai gì cho phù hợp?”
Nhưng đừng quên, khi về nhà, hãy để các vai đó ở lại nơi làm việc. Chứ về đến nhà mà diễn nữa thì có ngày không có nhà để về.
-----------------------
Vài tản mạn cuối tuần
Chúc cuối tuần vui vẻ.
-----------------------
Vài tản mạn cuối tuần
Chúc cuối tuần vui vẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét