Để dẫn dắt và tạo niềm tin với những con người đồng hành trên một con đường dài, nếu chúng ta không có một sứ mệnh có ý nghĩa, chúng ta sẽ đối diện với những cuộc chiến sặc mùi thuốc súng.
Huỳnh Bảo Tuân
Quality Excellence, Operational Excellence, Organizational Excellence. --- www.wiomc.org
Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023
LÃNH ĐẠO VỚI MỘT SỨ MỆNH
Để dẫn dắt và tạo niềm tin với những con người đồng hành trên một con đường dài, nếu chúng ta không có một sứ mệnh có ý nghĩa, chúng ta sẽ đối diện với những cuộc chiến sặc mùi thuốc súng.
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Tôi đi làm về chất lượng đã hơn 25 năm rồi. Đời tôi chưa bao giờ dùng khái niệm Chất lượng trong giáo dục.
KINH DOANH TRẢI NGHIỆM
Mặc dù Joseph Pine II và James H. Gilmore đã tiên tri cho nền kinh tế trải nghiệm hơn 20 năm, nhưng hậu Covid 19, các dự báo hiện đang cho thấy kinh doanh trải nghiệm đang có dấu hiệu bùng nổ. Một số nghiên cứu gần đây về hành vi tiêu dùng đã ghi nhận sự dịch chuyển từ ưu tiên chi tiêu cho vật chất sang trải nghiệm của con người trên toàn thế giới. Ví dụ, trước đây một gia đình có thể chi ra 50 triệu mua một bộ sofa hoành tránh, nay họ sẽ cân nhắc dùng 50 triệu này cho một chuyến du lịch mùa thu lá bay Hàn Quốc kết hợp uống café gần nhà Song Hye Kyo.
HEALTHCARE NAVIGATOR – Y TẾ XUYÊN BIÊN GIỚI (CROSS-COUNTRIES HEALTHCARE) VÀ ĐIỂM CHẠM TRÊN ĐÁM MÂY (CLOUD TOUCH POINTS)
Thước đo hiệu quả lâm sàng (clinical efficiency) trong điều trị bệnh tật nằm ở hai giai đoạn: chẩn đoán và điều trị. Chẩn đoán chính xác ngay lần đầu tiên (first time accuracy) và quá trình hồi phục nhanh chóng sau chẩn đón chính xác lần đầu tiên (first time recovery). Cả hai thước đo này nếu đem ra benchmark đều có thể là điểm yếu của y tế Việt. Thực tế bệnh nhân phải đi nhiều nơi, lặp đi lặp lại các xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng để tìm kiếm đích thực nguyên nhân gây bệnh là gì. Khi phát hiện ra bệnh chính xác thì tiếp tục vật vả đi tìm nơi điều trị phù hợp, và hầu hết là phải vượt tuyến (trừ khi kiệt quệ). Mặc dù y tế Việt nỗi tiếng với giá rẻ, nhưng xét về tính hiệu quả tổng thể = (hiệu quả chẩn đoán, điều trị) / tổng chi phí), thì coi chừng không rẻ hơn nơi khác. Đặc biệt nếu xét thêm chi phí về THỜI GIAN, mà chi phí này rất khác cho từng người, thì không hề rẻ tí nào.
TỪ KINH NGHIỆM CÁ NHÂN ĐẾN TRI THỨC TỔ CHỨC
Kiến thức học trong trường đại học chỉ là nền tảng, nó không đủ cho bất kỳ ai sống đến trọn đời, nó chỉ chúng ta một ít kiến thức chuyên môn cơ bản nào đó và một chút địa vị xã hội để tự tin bước vào cánh cửa cuộc đời. Ở những quốc gia bị ảnh hưởng bởi Nho giáo ngàn năm như VN, không có tấm bằng thật sự là một khó khăn khi vào cửa cuộc chơi. Người ta sẽ không cần nghe bạn nói gì, người ta chỉ hỏi bạn có bằng gì trước rồi mới nghe, hóa ra người ta nghe cái bằng nhiều hơn nghe bạn, nên bán bằng là thứ kinh doanh phổ biến vì nhu cầu quá cao. Từ đó, không ít người nhầm lẫn, miễn sao có cái bằng rồi xài cả đời cho nó khỏe, muốn phán gì phán, muốn nói gì nói, biết hết biết tuốt! Một lời khuyên chân tình, hãy quên chuyện đó đi, nếu bạn muốn phát triển thực sự năng lực của mình và kiếm được nhiều tiền hơn bằng chính năng lực đó. Nghĩa là phải học thật, làm thật, để cái bằng nó phải ánh đúng, xứng đáng với năng lực thật của bạn.
QUẢN LÝ BỆNH VIỆN, CÓ CHUYÊN MÔN HAY KHÔNG CÓ CHUYÊN MÔN?
Nguyên lý chung, chuyên môn-chuyên ngành học ban đầu (background) của một người không có ảnh hưởng then chốt vào năng lực lãnh đạo và quản lý của người đó. Không hiếm để bắt gặp các lãnh đạo doanh nghiệp có ngành học ban đầu không liên quan gì đến hoạt động của tổ chức mà họ đang dẫn dắt. Kỹ sư hóa là chủ tịch công ty phần mềm; giao thông vận tải làm chủ tịch công ty nông nghiệp; kỹ sư xây dựng làm chủ tịch công ty du lịch…bla…bla.
ĐỂ HẠN CHẾ CHẢY MÁU CHẤT XÁM, VIỆC CẦN LÀM LÀ XÂY DỰNG MỘT HỆ SINH THÁI TRI THỨC ĐỂ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI.
Thoạt nghe có vẻ rất vô lý, đào tạo huấn luyện con người mất nhiều công sức và tốn kém, phải cố gắng thiết kế nhiều chính sách ràng buộc để hạn chế mất người mới đúng chứ ! Thậm chí nhiều nơi rất bực tức khi người nơi mình bồi dưỡng phát triển cứ bị nơi khác “chiêu dụ”.
CHUYỂN VIỆC HAY DẤN THÂN!
Môi trường làm việc chổ nơi bạn làm cỡ vầy không? đi làm như đi đánh giặc vậy "Thạch Sanh thì ít Lý Thông" thì nhiều, hỡ ra chút là dính chấu, tan xương nát thịt!
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN
1. Chất
lượng bệnh viện và cải tiến chất lượng
Chất lượng của một
bệnh viện phản ánh qua ba khía cạnh: hiệu quả lâm sàng, an toàn và trải nghiệm
người bệnh.
Hiệu quả lâm
sàng thể hiện khả năng chẩn đoán, điều trị bệnh tật hiệu quả, giải quyết vấn đề
bệnh tật của bệnh nhân với một chi phí tối ưu và có sự tham gia của người bệnh.
An toàn phản ảnh
hệ thống làm việc của bệnh viện(quy trình, con người, cơ sở vật chất, vật tư y
tế, máy móc thiết bị, thông tin, phối hợp công việc, …) không gây hại cho bệnh
nhân làm cho họ gánh thương tật hay tử vong ngoài yếu tố bệnh lý họ mang trong
người.
Trải nghiệm người
bệnh liên quan đến yếu tố tâm lý, cảm xúc của người bệnh khi tương tác với hệ
thống của bệnh viện (quy trình làm việc, con người, cơ sở chật chất) cần được sự
chú ý nâng đỡ và thể hiện sự chuyên nghiệp, tích cực trong ký ức của người bệnh.
Trải nghiệm người bệnh ảnh hưởng đến việc quay lại bệnh viện lần sau nếu gặp vấn
đề sức khỏe và truyền miệng cho người khác hay trong cộng đồng, ảnh hưởng quan
trọng lên uy tín và hình ảnh thương hiệu của bệnh viện.
Không một bệnh
viện nào có chất lượng hoàn mỹ, xã hội luôn vận động và phát triển, bệnh nhân
ngày càng có mong đợi cao hơn, sự cạnh tranh giữa các cơ sở y tế trong việc thu
hút người bệnh (khi tự chủ) là lý do chính yếu bắt buộc bệnh viện phải cải tiến
liên tục nếu để tồn tại và phát triển. Thước đo của cải tiến là best-in-class,
tốt nhất trong những bệnh viện cùng nhóm khách hàng mục tiêu, để đảm bảo là lựa
chọn tốt nhất trong tâm trí của bệnh nhân.
Cải tiến chất lượng
là một nhiệm vụ, một công việc liên quan đến tất cả khoa phòng trong bệnh viện
và tất cả các cá nhân đều cần tham gia cải tiến chất lượng như là những công việc
hàng ngày khác.
Phòng quản lý chất
lượng trong bệnh viện đóng vai trò tổ chức, định hướng, triển khai, lập kế hoạch
và hướng dẫn, huấn luyện cho tất cả nhân viên các khoa phòng trong bệnh viện cải
tiến chất lượng.
2. Đề
án cải tiến chất lượng và sáng kiến cải tiến
Sáng kiến cải tiến
trong công việc là phát động thi đua chung của Phòng tổ chức nhân sự bệnh viện,
hướng đến phát huy tinh thần sáng tạo của từng CB-NV trong công việc, phát hiện
ra những cách làm hay gia tăng hiệu quả cho đơn vị: tiết kiệm chi phí, cải tiến
quy trình làm việc, đơn giản hóa thủ tục hành chánh, tăng nguồn thu cho đơn vị…Sáng
kiến cải tiến có đặc điểm là một ý tưởng cho giải quyết một việc gì đó cụ thể
rõ ràng dễ dàng đánh giá và dễ dàng xếp loại thi đua khen thưởng.
Trong các bệnh
viện sáng kiến cải tiến được xem xét, đánh giá, và khen thưởng theo quy chế thi
đua khen thưởng do hội đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện đề xuất và bầu chọn
hàng năm, hoặc đột xuất.
Đề án cải tiến
chất lượng tập trung vào giải quyết những vấn đề chất lượng và an toàn của bệnh
viện như hiệu quả điều trị; an toàn người bệnh; trải nghiệm của bệnh nhân, mà
giải pháp chưa sẵn có. Phải bỏ công sức ra tìm cách giải quyết thì mới gọi là đề
án, nếu đã có giải pháp rồi thì gọi là đề xuất, hay đề nghị.
Đề án nêu ra các
vấn đề liên quan đến khách hàng (người bệnh) hoặc khách hàng nội bộ (các khoa
phòng không trực tiếp tiếp xúc bệnh nhân cần xem các khoa tiếp xúc bệnh nhân là
khách hàng nội bộ) cần phải được cải thiện để nâng cao chất lượng, từ đó lan tỏa
uy tín, thương hiệu ra cộng đồng, xã hội. Mục đích của cải tiến chất lượng là tạo
lòng trung thành của khách hàng, tạo sự truyền miệng tích cực ra cộng đồng.
Đề án cải tiến
chỉ mới ở giai đoạn đưa ra chủ đề, nêu lý do tại sao cần phải ưu tiên thực hiện,
phương pháp thực hiện, kết quả mong đợi, và sự phối hợp cần có, ngân sách dự kiến.
Đề án cải tiến không chứa giải pháp và ý tưởng cho giải pháp. Vì đã có giải
pháp hay ý tưởng thì là trình đề nghị phê duyệt kế hoạch thực hiện, cấp ngân
sách thực hiện chứ không còn làm đề án nữa.
3. Đề
án cải tiến chất lượng và đề tài nghiên cứu khoa học.
Mục tiêu của hai
việc này đều hướng đến người bệnh và cải thiện hiệu quả điều trị và chăm sóc
người bệnh. Tuy nhiên, đề án cải tiến chất lượng thiêng về quản trị, công nghệ
ngoài y khoa, các tính chất về lấy mẫu, kiểm định thống kê không đặt sự tuân thủ
nghiêm ngặt lên hàng đầu. Tuy nhiên đề tài cải tiến chất lượng đặt thước đo hiệu
quả chi phí, an toàn, trải nghiệm cho người bệnh, hiệu quả tài chính, uy tín,
hình ảnh cho tổ chức lên hàng đầu. Trong khi đề tài nghiên cứu khoa học đặt
trong tâm nghiên cứu lâm sàng, thuần về khám phá các kiến thức y khoa, và cần
được tuân thủ quy trình nghiên cứu nghiên ngặt vì mục tiêu là để công bố khoa học
trong các hội nghị hay viết báo, đóng góp cho tri thức chung trong chuyên
ngành.
Một đề tài cải
tiến có thể kích hoạt cho một đề tài nghiên cứu khoa học và ngược lại. Và đôi
khi có sự chồng lấn lên nhau. Do đó cần bóc tách vì đề tài nghiên cứu khoa học
do hội đồng khoa học thẩm định, còn đề tài cải tiến chất lượng do ban giám đốc
đánh giá.
4. Chỉ
số chất lượng
Chỉ số là sự đo
lường để theo dõi và đánh giá cách tổ chức tác động lên người bệnh (hoặc khách
hàng nội bộ). Chỉ số lập ra để chúng ta biết mình đang ở đâu và cần cải thiện
điều gì.
Chỉ số tốt là chỉ
số có quan hệ với sự hài lòng của bênh nhân và khác hàng nội bộ. Nếu chỉ số đạt
100% nhưng sự hài lòng không cải thiện nghĩa là chúng ta cần tìm thêm chỉ số
khác hoặc chúng ta đặt các mức đo lường chưa cụ thể, rõ ràng.
Việc đặt ra các
chỉ số góp phần định hướng cho hoạt động của khoa phòng, xác lập sự tập trung
nguồn lực, không nên tạo ra thêm các chỉ số nhưng không thực chất sẽ làm mất thời
gian và lãng phí tâm sức.
Bệnh viện nên tập
trung xây dựng các chỉ số chất lượng sau:
-
Đo lường hiệu quả lâm sàng, hiệu quả chẩn đoán,
hiệu quả điều trị, hiệu quả phối hợp liên chuyên khoa trong việc tối ưu hóa điều
trị cho bệnh nhân.
-
Với an toàn người bệnh, các chỉ số cần tập trung
vào kiểm soát các mối nguy, sự tuân thủ của nhân viên y tế trong thực hành lâm
sàng, cơ sở vật chất và môi trường làm việc an toàn, loại bỏ nguy cơ gây sai lỗi.
Các chỉ số an toàn không nên xây dựng tập trung vào “hậu quả của quá trình làm
việc”. Nó sẽ không có tác dụng ngăn chặn mà chỉ nặng nề thêm môi trường làm việc.
-
Đo lường trải nghiệm bệnh nhân, cần tập trung
vào trải nghiệm tương tác, bệnh nhân và bác sĩ, bệnh nhân và điều dưỡng, và giữa
nhân viên y tế với nhau. Các trải nghiệm này ảnh hưởng 80% ký ức trải nghiệm của
người bệnh. Sự lưu giữ ký ức tích cực của người bệnh với bệnh viện làm tiền đề
quan trọng cho sự truyền miệng tích cực ra cộng đồng. Nghĩa là tạo dựng uy tín
và niềm tin của xã hội với bệnh viện.
Các chỉ số chất
lượng không nên được dùng để xét thưởng hay bình chọn thi đua, đánh giá thành
tích công việc, mức độ hoàn thành công việc. Vì nó sẽ tạo ra văn hóa trừng phạt,
và xem sai lỗi là tội đồ. Điều đó sẽ góp phần tạo nên sự che dấu, bưng bít
thông tin, càng tạo ra nhiều hơn hàng rào ngăn cách trong công việc và môi trường
ẩn chứa rất nhiều mối nguy gây mất an toàn.
5. Viết
đề cải tiến chất lượng
Đầu tiên, khoa
phòng cần thảo luận để xác định chủ đề và các vấn đề liên quan đến chất lượng (hiệu
quả lâm sàng, an toàn người bệnh, trải nghiệm người bệnh) mà chúng ta cần ưu
tiên cải tiến. Các báo cáo phản hồi từ người bệnh, báo cáo sự cố y khoa, các chỉ
số chất lượng, các định hướng phát triển bệnh viện là các điểm tựa cho sự xem xét.
Quản lý khoa phòng sẽ quyết định 2-3 vấn đề cần phải ưu tiên giải quyết. Phân
công nhân viên thu thập dữ liệu liên quan, làm rõ vấn đề, xem xét phạm vi của vấn
đề, tính khả thi của việc cải tiến, các nguồn lực cần phải có. Từ đó chọn ra một
vấn đề để làm đề án cải tiến chất lượng cho khoa phòng.
Phần 1: Đặt vấn
đề cải tiến. Phần này cần thuyết phục tại sao việc này cần phải được tập trung
giải quyết, cần phải được ưu tiên. Nếu không giải quyết thì nó sẽ mang đến tổn
thất gì cho bệnh viện hay người bệnh. Hoặc nếu việc này được giải quyết nó sẽ
đem đến lợi ích gì cho người bệnh và bệnh viện.
Phát biểu các mục
tiêu cho việc cải tiến. Chúng ta muốn cải thiện điều gì và ở mức độ nào. Phần
này giúp cho người viết luyện tư duy cụ thể, tránh mơ hồ lung tung. Các thước
đó, cách đo lường cần được thiết lập thì mọi người mới hình dung được việc mình
làm, hoặc đôi khi thứ mình cần và thứ mình đo không có sự liên hệ với nhau.
Không đo lường được, không cải tiến được!
Các mục tiêu này
không phải là sự trả giá mặc cả về mức độ cải thiện, mà chúng ta cần nỗ lực tới
đâu để bệnh nhân được hưởng lợi tốt nhất có thể, và chúng ta trở nên
Best-in-Class trong ngành.
Phần 2: Giới thiệu
về phương pháp, kỹ thuật mà chúng ta có thể dùng để cải tiến. Có thể gợi mở một
chút các ý tưởng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho giải pháp, để cho thấy nó có
tính khả thi hoàn thành trong một thời hạn nhất định. Cải tiến chất lượng cũng
là một quá trình học tập quan trọng trong tổ chức thể hiện rất rõ ở giai đoàn
này. Nếu mọi thứ rõ ràng hết thì không còn gì để học. Chính sự mù mờ mới tạo
cho chúng ta tri thức mới.
Cải tiến chất lượng
quan trọng nhất là quá trình làm vì nó sẽ tạo cho đội ngũ hiểu biết nhiều hơn từ
thực tế, có va chạm mới tạo sinh tri thức. Không ít tri thức mới trong y khoa
được kích hoạt ý tưởng từ quá trình cải tiến chất lượng.
Phần 3: Tiến độ
và nguồn lực dự kiến. Làm việc gì cũng
phải có deadline, không thể làm hoài được. Một đề án cải tiến chất lượng nên được
làm trong vòng 2-3 tháng, đừng quá dài vì mọi thứ có thể thay đổi trong lúc
đang làm, nó sẽ dẫn đến rủi ro cho đề án.
Nguồn lực ở đây
là con người, ai làm, cần phối hợp với ai, cần sự hỗ trợ của lãnh đạo chỗ nào,
và đôi khi cần phải có một chút ngân sách hỗ trợ, hay đi tham quan học hỏi đâu
đó.
Nếu một đề án cấp
thiết, nhưng có tính phức tạp đòi hỏi phải phối hợp nhiều khoa phòng, nó cần được
nâng cấp thành đề án cải tiến chất lượng cấp bệnh viện, cần được sự theo dõi chỉ
đạo trực tiếp của một lãnh đạo bệnh viện. Các đề án dạng này nên được làm tốt để
tham gia các giải thưởng cải tiến chất lượng cấp quốc gia hay quốc tế. Đây là
con đường xây dựng thương hiệu tuyệt vời cho bệnh viện.
6. Đánh
giá một đề án cải tiến chất lượng
Tiêu chí 1: Sự cấp
thiết và ưu tiên của cải tiến. Lợi ích tác động lên bệnh nhân, hay khách hàng nội
bộ. Tập trung vào việc này sẽ không có nguồn lực làm việc khác, nên người quản lý
cần đưa ra được đúng vấn đề ưu tiên.
Tiêu chí 2: Tính
khả thi về nguồn lực và tiến độ. Cải tiến càng ít dùng nguồn lực, hay tận dụng
được nguồn lực nội tại sẵn có càng được khuyến khích. Hạn chế mua ngoài, đầu tư
về hạ tầng…
Tiêu chí 3: Tính
lan tỏa, nhân rộng cho nhiều nơi khác học hỏi.
Tiêu chí 4: Mức
độ phối hợp hàng ngang giữa các bộ phận. Đôi khi cần phải huy động nhiều bộ phận
tham gia, vì các vấn đề quản lý thường cần sự phối hợp nhiều bộ phận và cần có
lãnh đạo chủ trì điều phối.
7. Báo
cáo kết quả cải tiến chất lượng
Kể một câu chuyện
cải tiến chất lượng một cái lôi cuốn và thú vị, cho người nghe một sự hào hứng
với chuyện mà nhóm cải tiến chất lượng đã làm.
Phần 1: Tình huống
và vấn đề cải tiến. Phần này cần viết có dữ liệu minh chứng nhiều hơn so với
lúc viết đề án. Đặc biệt là đo lường tổn thất hay lợi ích mà bệnh nhân hay bệnh
viện có được một cách rõ ràng và thuyết phục (dữ liệu chi phí, tài chính nên có
sự review của bộ phận tài chính bệnh viện).
Phần 2: Các giải
pháp đã thực hiện và minh chứng tác động của sự can thiệp, thay đổi của giải
pháp. Đo lường trước và sau can thiệp, cho thấy hiệu quả rõ ràng và tin cậy. Cần
có dữ liệu của đối tượng thụ hưởng kết quả của giải pháp sẽ tăng tính thuyết phục
hơn.
Phần 3: Chuẩn hóa giải pháp. Kiến nghị ban
hành quy trình, quy chuẩn, quy chế (nếu có) để bảo vệ thành quả cải tiến và
nhân rộng cải tiến nếu có nơi khác cũng gặp vấn đề tương tự. Đôi khi cần có sự
đào tạo huấn luyện quy trình mới để nhân rộng giải pháp.
Phần 4: Cám ơn
những bộ phận chức năng khoa phòng và các cá nhân đã hỗ trợ để thực hiện dự án.
Cải tiến đôi khi cần sự nhiệt tình giúp đỡ của người khác, lấy thêm thời gian
làm việc của họ, nên rấ cần cám ơn để hình thành văn hóa hỗ trợ, giúp đỡ, chia
sẽ thông tin, kiến thức cho nhau.
Cám ơn các thành
viên tham gia vì cải tiến chất lượng luôn luôn cần làm bởi một nhóm, không thể làm
chỉ với một cá nhân.
8. Tiêu
chí đánh giá, chấm điểm, xếp loại cải tiến chất lượng
Động viên khuyến
khích luôn đi kèm đánh giá, xếp loại. Một bộ tiêu chí đánh giá minh bạch rõ
ràng và công bố trước là cần thiết để thúc đẩy sự thi đua tích cực.
Tiêu chí 1: lợi
ích cho bệnh nhân và bệnh viện cụ thể rõ ràng, đo lường được, đo lường tin cậy
(60%).
Tiêu chí 2: giải
pháp sáng tạo và có khả năng nhân rộng (30%).
Tiêu chí 3: các
thành viên tham gia có kỹ năng làm việc nhóm tốt, sự phối hợp, chia sẻ thông
tin với các bộ phận khác được đánh giá cao (10%)
Các tiêu chí và
trọng số có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp hơn với sự ưu tiên của tổ chức.
9. Kiến
thức và kỹ năng quan trọng cho cải tiến chất lượng.
Làm việc với dữ
liệu là một kỹ năng trọng yếu của mọi nhân viên trong tổ chức ngày nay. Làm việc
với dữ liệu không chỉ dừng lại ở những kỹ năng cơ bản như tổng hợp số liệu lập
bảng biểu báo cáo, mà còn có khả năng khai thác dữ liệu, phân tích để dữ liệu tạo
ra những thông tin sâu hơn giúp người làm quản lý hạn chế sai lầm, cũng như nhận
diện ra những xu hướng mới.
Để cải tiến chất
lượng thực chất trở thành một công cụ nội lực hữu hiệu cho năng lực phát triển,
các bệnh viện cần huấn luyện nâng cao năng lực phân tích dữ liệu cho nhân viên
như là một kỹ năng bắt buộc. Với sự phát triển của các phần mềm chuyên dùng
ngày nay, việc sử dụng rất đơn giản, hầu hết ai cũng có thể thực hành thành thạo
được.
10.
Vai
trò của lãnh đạo
Tổ chức hoạt động cải tiến, phòng quản
lý chất lượng đóng vài trò tham mưu cho lãnh đạo và thực hiện việc tổ chức này.
Tham gia hội đồng xét đề án cải tiến
và hội đồng đánh giá kết quả cải tiến.
Đưa ra quy chế, quy định và quy
trình thi đua khen thưởng cho hoạt động cải tiến
Khuyến khích động viên toàn bộ nhân
viên bệnh viện tham gia cải tiến
Tháo gỡ những trở ngại khó khăn
trong việc huy động nguồn lực, sự phối hợp giữa các khoa phòng để việc cải tiến
chất lượng được thực chất và hiệu quả hơn.
Tổ chức đào tạo huấn luyện kiến thức
và kỹ năng cho cải tiến chất lượng dưới sự tham mưu của phòng quản lý chất lượng.
Chúc thành công.
LÃNH ĐẠO VỚI MỘT SỨ MỆNH
Để dẫn dắt và tạo niềm tin với những con người đồng hành trên một con đường dài, nếu chúng ta không có một sứ mệnh có ý nghĩa, chúng ta sẽ đ...
Most Viewed
-
1. Đúng / Sai; Tốt / Xấu; Hay/dở; Giỏi/Yếu. Những cặp từ mang tính chất phán xét là đại kỵ của một người làm quản lý. Những câu đại loại n...
-
Trung tâm xuất sắc là gì, nó vận hành như thế nào, đầu vào của nó là gì, sản phẩm đầu ra là gì, làm sao nó có tiền để phát triển, nó định vị...
-
Những năm gần đây, vị trí COO được nhiều bệnh viện tìm kiếm. Viết ra đây vài dòng chia sẻ với các bạn về một vị trí cao cấp rất thách thức t...
-
Tam thập nhi lập, ông bà thường nói, như một đúc kết của người xưa về độ tuổi trưởng thành của một con người, hiểu biết sự đời hơn, biết đối...
-
Lean khởi đầu từ Toyoda như là một cách suy nghĩ để làm một việc gì đó “the way of thinking for doing something”, được phát triển bởi Kiichi...
-
Trên con đường bất tận truy tìm cái gì nhỏ nhất và cái gì lớn nhất, nhà vật lý đã phát hiện ra “hư không hóa ra không phải là hư không”, tr...
-
9/10 lãnh đạo mới lên chức, việc đầu tiên suy nghĩ trong đầu và muốn làm một cách quyết liệt là “XẾP GHẾ”. Cờ đến tay rồi, phất thôi! Độc tà...
-
>>> Làm việc dưới sự dẫn dắt của đồng tiền. Mỗi người chúng ta, ai cũng có được những cơ hội kiếm tiền. Có người cơ hội đến ch...
-
Dù là bệnh viện công hay tư, đều chịu áp lực phải vận hành một bệnh viện một cách hiệu quả. Quản trị vận hành tâ...
-
Storytelling with Data and The Data-Driven Mindset Dữ liệu có kể chuyện được sao? Thật tình là những câu chuyện với dữ liệu nghe rất là...